Người dân châu Á và ước nguyện trong lễ Vu Lan

29/08/2015 Jetstargiare

Người dân các quốc gia châu Á có cách thức tổ chức lễ Vu Lan riêng, nhưng tất cả họ đều mong muốn thể hiện lòng thành kính với đấng sinh thành và cầu may mắn, an lành cho gia đình mình. Họ đốt tiền giấy, đến chùa để nhắc nhở mình về lòng hiếu thảo và tình người.

Lễ Por Tor, Thái Lan

Por Tor là tên gọi của lễ Vu Lan tại thành phố Phukhet, Thái Lan. Sự kiện này diễn ra vào ngày 26/08. Theo bà Somjai Suwansupana – thị trưởng thành phố Phuket, cũng như đa phần người dân châu Á, người Phukhet tin rằng linh hồn những người đã khuất sẽ đến thăm họ vào ngày 15 âm lịch. Do vậy, họ luôn chuẩn bị thức ăn theo tâm linh để tỏ lòng thành kính. “Người dân Phukhet tin rằng họ sẽ nhận lại may mắn và sức khỏe tốt từ việc chuẩn bị thức ăn thờ cúng vong linh”, bà Somjai Suwansupana nói. Trong suốt mùa lễ, người dân cũng chuẩn bị nhiều loại thức ăn gồm hoa quả và món ăn nhiều màu sắc.

 vu-lan-chau-a

Rùa đỏ Ang Ku làm từ bột mì và đường là một trong những món phổ biến nhất trong lễ Por Tor. Rùa đỏ Ang Ku được làm theo nhiều hình dạng, kích cỡ. Rùa là biểu tượng của sự trường thọ và màu đỏ của chúng biểu trưng cho sự may mắn. Theo bà Somjai Suwansupanan, lễ Por Tor là một sự kiện lớn, góp phần gìn giữ và thúc đẩy văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong thế hệ trẻ và khách du lịch ghé thăm Phukhet.

Lễ Trung Nguyên, Trung Quốc

Người Trung Quốc không tổ chức Vu Lan thành một lễ hội lớn như Phukhet, thay vào đó, họ đốt tiền giấy và vàng mã cho người đã khuất trong những ngày gần rằm tháng 7. Người dân Trung Quốc tin rằng đây là cách giúp linh hồn người đã khuất nhận được tiền và phù hộ cho cuộc sống và công việc của họ.

vu-lan-chau-a2

Họ cũng thả đèn lồng hoa sen để giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ vào ngày hội Trung Nguyên Tại tại các ngôi chùa Trung Quốc có các khóa lễ đặc biệt để cầu nguyện cho vong linh cả ngày lẫn đêm.

Hong Kong

Tại Hong Kong, có khoảng 1,2 triệu người gốc Triều Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) tổ chức lễ Vu Lan suốt 100 năm qua theo phong tục của họ. Trong những ngày tháng 7 âm lịch, người Triều Châu đến công viên, quảng trường hoặc các khu vực có không gian thoáng rộng để đốt hương và hàng mã cho những linh hồn lang thang. Họ cũng trình diễn các vở kịch hoặc opera để phục vụ các hồn ma.

vu-lan-chau-a3

Malaysia

Người dân Malayisa gọi lễ Vu Lan là ngày Tổ tiên hay Lễ hội tháng 7. Theo phong tục Malayisa, người dân sẽ tạm ngừng công việc đồng áng để cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Họ đến thăm hoặc tảo mộ, dâng vật phẩm cho người đã khuất và tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo khác mang đậm bản sắc văn hóa riêng.

vu-lan-chau-a4

Lễ Obon, Nhật Bản

Người Nhật Bản gọi lễ Vu Lan là lễ hội Urabon-e hay Obon, có nghĩa: “ngày hội của người chết”. Người Nhật tin rằng trong thời gian lễ hội diễn ra (từ ngày 3 đến 7/8 hàng năm), linh hồn người đã khuất được phép trở về dương gian. Vì vậy, để bày tỏ lòng thành kính, họ dâng các vật phẩm lên linh hồn tổ tiên.

vu-lan-chau-a5

Trong dịp lễ Obon, người dân Nhật Bản thường hỏa thiêu lễ vật và thả đèn nổi trên sông để hướng dẫn linh hồn người đã mất. Họ còn viết những điều ước nguyện, sau đó treo vào cây trúc với hi vọng tất cả sẽ trở thành hiện thực.

Vu Lan Hiếu Hạnh, Việt Nam

Tại Việt Nam, trong những ngày gần rằm tháng 7, ngoài lễ cúng tổ tiên ở gia đình, người dân thường tới chùa, hội đoàn để tham dự nghi thức "Bông hồng cài áo”, một nghi thức quan trọng trong ngày lễ Vu Lan.

vu-lan-chau-a6

Những ai còn mẹ sẽ cài lên áo mình bông hồng đỏ, ai đã mất mẹ thì cài lên áo bông hồng trắng để tưởng nhớ đến đấng sinh thành. Tham gia lễ Vu Lan, mỗi người con sẽ hiểu thêm về ý nghĩa của ngày lễ xá tội vong nhân và tình người và lòng hiếu thảo. Ngoài ra, trong ngày rằm tháng 7, người Việt còn thực hiện lễ cúng chẩn thí cô hồn thể hiện tinh thần tri ân và báo ân.

(Tổng hợp)

FACEBOOK

Tuyến bay khác